Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Dịch thuật - Hiệu đính


Hiệu đính

Đội ngũ cán bộ hiệu đính và biên tập bản dịch của Công ty Dịch Thuật Quốc Tế là những người có trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu sắc về chuyên ngành của mình và rất nhiều trong số họ là những người bản xứ.
Họ sẽ là những người kiểm tra, soát lỗi, hiệu đính, biên tập lại bản dịch của Quý vị để tạo ra sản phẩm cuối cùng là những bản dịch chính xác và theo đúng văn phong của ngôn ngữ đích. Quý vị sẽ không còn lo lắng về chất lượng bản dịch và thực sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Công tyDịch Thuật Quốc Tế! Chúng tôi sẽ luôn là những trợ thủ đắc lực về ngôn ngữ cho Quý vị!
 Mọi thông tin về dịch thuật, dịch thuật công chứng, phiên dịch các bạn có thể liên hệ:

CÔNG TY TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Dịch Thuật Quốc Tế
55 Nguyễn Văn Giai, Phường đakao, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 0166 425 8146        Hotline: 0917277 626
Website: http://dichthuatquocte.net

Bạn Muốn Dịch Thuật Anh Việt hay làm thế nào


Bạn Muốn Dịch Thuật Anh Việt

Bạn muốn dịch thuật Anh Việt? Bạn muốn tìm một dịch vụ dịch thuật Anh Việt có uy tín? Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ dịch thuật Anh Việt tốt nhất. Dịch vụ dịch thuật của Quốc Tế đảm bảo dịch thuật nhanh chóng, chính xác với chi phí dịch vụ thấp nhất. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi dịch thuật Anh Việt tại công ty dịch thuật Quốc Tế
Với phong cách phục vụ hiện đại và chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên Biên, phiên dịch nhiệt tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu rộng về nhiều chuyên nghành khác nhau, dịch thuật Quốc Tế đảm bảo dịch thuật nhanh chóng, chuyển tải chính xác các nội dung, thuật ngữ chuyên ngành từ mỗi bản dịch. Ngoài dịch thuật Anh Việt, chúng tôi còn cung cấp cho khách hàng cácdịch vụ dịch thuật trên 100 ngôn ngữ khác nhau như: Pháp, Nhật, Hàn, Đức, Trung, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Lào,Thái,...với hơn 60 chuyên ngành: Kinh tế, tài chính, ngân hàng, hồ sơ thầu, văn bản chuyên ngành sâu, dự án, tài liệu…Đặc biệt, công ty chúng tôi còn có dịch vụ cung cấp Phiên dịch cho các Hội Nghị, Hội thảo, dịch Carbin, đàm phán thương mại...
Với sự đa dạng các ngôn ngữ, đội ngũ Biên, phiên dịch chuyên nghiệp chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể đáp ứng được mọi nhu cầu dịch thuật hồ sơ, tài liệu...của Quý khách. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ dịch phim ảnh chất lượng cao từ tiếng Việt sang 100 ngôn ngữ nước ngoài khác và ngược lại, chúng tôi nhận làm tất cả các loại đĩa CD, băng ghi hình và tập tin dữ liệu.
Công ty dịch thuật Quốc Tế mong muốn trở thành một trong những doanh nghiệp Dịch thuật công chứng có uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam, vì thế chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng các dịch vụ dịch thuật hoàn hảo nhất, góp phần mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn là nhịp cầu nối góp phần thành công cùng Quý Cơ quan, Doanh nghiệp.

Mọi thông tin về dịch thuật, công ty dịch thuật, dịch thuật công chứng, các bạn có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN DỊCH THUẬT QUỐC TẾ
Địa chỉ: Số 55 NGUYỄN VĂN GIAI, PHƯỜNG ĐAKAO, QUẬN 1, tp.hcm
Điện thoại: 0166425 8146
Hotline: Ms.PHƯƠNG: 0917277 626 - Ms.DIỆU: 0909232946

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Dịch thuật: một nghề của giới trẻ


Dịch thuật: một nghề của giới trẻ

Nếu nhìn dưới góc độ công việc, thì dịch thuật văn học là một cái nghề, nghĩa là vẫn có một thời gian học nghề - làm nghề và có thu nhập. Nhưng dưới góc độ xã hội như ở ta hiện nay, thì nó không hẳn là một cái nghề; bởi thực sự thì nó cũng không giống một cái nghề bình thường.
Trong mắt của nhiều bạn trẻ, dịch giả là những người rất già, có cái gì đó "bí ẩn, xa xôi"; và chính họ cũng thường thắc mắc, dịch thuật có phải là một nghề mà giới trẻ có thể chọn lựa được hay không? Để trả lời thắc mắc này, xin mời các bạn cùng chúng tôi "gõ cửa" một số dịch giả nổi tiếng đang sống tại thành phố chúng ta.
Soạn: AM 491205 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dịch thuật có phải là nghề giới trẻ chọn lựa được không? Chúng tôi "gõ cửa" một số dịch giả nổi tiếng đang sống tại TP.HCM

Dịch giả Nguyễn Minh Hoàng

Trong thời nào, dịch cũng là quan trọng, bởi sự giao lưu - tìm hiểu lẫn nhau thì không bao giờ ngừng nghỉ. Dịch, tối thiểu cũng làm được 3 việc:

1/ Cần thiết, vì nó giúp nhiều người, qua bản dịch, xâm nhập vào được nhiều nền văn hoá.

2/ Bổ ích, vì người dịch thường chọn cái hay để có hứng thú dịch, nên người đọc cũng sẽ đọc được cái hay.

3/ Thú vị, vì qua từng từ, từng câu nhiều vấn đề dần dần hiện ra; người dịch sẽ thú vị đầu tiên.

Các bạn trẻ muốn đi vào nghề dịch văn học thì trước hết cần phải say mê một ngoại ngữ nào đó, học thật giỏi nó. Sau nữa, các bạn phải am tường tiếng mẹ đẻ để sử dụng được nhuần nhuyễn; không rành tiếng mẹ đẻ thì bản dịch sẽ rất ngây ngô. Cuối cùng, phải biết văn hoá - văn chương một cách tương đối tổng quát, vì nếu không sẽ rất khó để hiểu được nếp nghĩ và tâm hồn người khác. Tôi còn nhớ kịch tác gia, dịch giả Vi Huyền Đắc kể một chuyện thế này: Vì không hiểu văn hoá và đời sống, nên có người dịch câu nói của người Hoa: "Công môn đả lão phu" thành "Cửa công đánh bà già"; trong khi thực tế thì câu này ghi lại âm của câu chào tiếng Pháp: "Comment allez-vous?", nghĩa là "Bạn có khoẻ không?". Không hiểu văn hoá, dịch rất dễ bị ngớ ngẩn.

Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Tôn Nhan

Dịch là nghề quá triển vọng đi chứ! Vì dịch là học và là cách học nhanh nhất, tốt nhất. Như ý nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, muốn học ngôn ngữ nào thì hãy dịch ngôn ngữ ấy ra tiếng Việt. Bản dịch cuốn "Đại cương văn học Trung Quốc" tương đối phổ biến, thì như ông nói trong hồi ký là dịch để học chữ Hán. Với lại, dịch cũng là một nghề tương đối tự do, mình là "sếp" của chính mình; làm thế nào thì thu nhập thế đó. Có điều, bây giờ giới trẻ ít được giáo dục tinh thần tự học và ít tự học nên có vẻ hơi e ngại khi bắt tay vào công việc dịch. Vì dịch, lúc nào cần tinh thần tự lập trong làm việc và chấp nhận sự đơn điệu; vì dịch thì thao tác công việc khá đơn giản, lại ít có sự thay đổi; nói như nhiều người là: hơi cô đơn. Nói tóm lại, nếu các bạn trẻ muốn bước vào nghề dịch, thì hãy chọn những vấn đề mà mình thật yêu thích, thật am hiểu, như thế sự thành công sẽ cao.

Dịch giả Phạm Viêm Phương

So với nhiều nghề khác trong xã hội thì dịch chẳng giống một cái nghề, nó không có giấy chứng nhận… Chọn nghề này, nghĩa là các bạn chọn cái mơ hồ và thường không có đích cụ thể để đạt, lâu lâu mới có một người dịch được xã hội công nhận. Về thu nhập, các bạn có thể kiếm được một khoản tiền mà chưa phải đóng thuế lợi tức (dưới 4 triệu tháng). Tuy nhiên, với một nền học thuật còn non yếu như Việt Nam, thì người dịch vẫn còn hi vọng là mình sẽ làm được khá nhiều việc có ý nghĩa; các bạn có thể trở thành chiếc cầu nối để nhiều người đến được những thành tựu của nước ngoài. Nếu chịu khó đầu tư, các bạn cũng sẽ có khả năng trở thành học giả, nhà nghiên cứu như các vị tiền bối. Có điều, dịch là công việc tỉ mỉ, tủn mủn nên rất cần sự cẩn trọng, vì chỉ có mình kiểm tra chính mình, sai mình biết. Và các bạn cũng đừng hi vọng sẽ có hay sẽ trở thành thần đồng dịch thuật, vì sự tích lũy kinh nghiệm dần dần sẽ ngăn cản bước chân bạn đi quá nhanh.

Dịch giả Huỳnh Phan Anh

Với các bạn trẻ, tôi không muốn tuyên bố gì cả, chỉ có vài lời tâm sự thế này: Khi chọn dịch, nghĩa là tôi muốn kéo dài việc đọc, muốn yêu thích thêm một lần nữa tác phẩm mà mình đã đọc; và nếu được, chuyển cái yêu thích của mình đến nhiều người khác. Từ những năm 1970, tôi bắt đầu dịch vì thấy mình khô cạn nguồn sáng tác, có thể nói dịch như một lối thoát, vì nếu không dịch, tôi sẽ khó chịu nổi cảnh đơn điệu trong tâm hồn. Từ cuối thập niên 80, ngoài sự yêu thích, tôi còn dịch như một nhu cầu kiếm sống, dịch trong sự "khủng bố của nợ nần", có năm tôi xuất bản 10 tác phẩm. Có điều, dù đích đến là gì thì dịch cũng phải bắt đầu từ tình yêu, sự say mê. Không có sự say mê văn học, ngôn ngữ dân tộc thì nghề dịch rất nhàm chán. Với tôi, dịch là hoà tan tác phẩm nước ngoài vào ngôn ngữ dân tộc. Còn với các bạn trẻ, thì chẳng cần gì phải e ngại, vì mọi chân trời đều rộng mở, chỉ cần tự trang bị cho mình một đam mê.

Nhà nghiên cứu An Chi

Tuy không chuyên dịch nhưng do thường xuyên tiếp xúc với các vấn đề của bản dịch nên tôi thấy rằng: Muốn dịch tốt, không chỉ nắm rõ ngôn ngữ cần dịch mà còn phải hiểu ý nguyên tác, hiểu ý tác giả. Ví dụ: "sầu sát nhân" đúng là "buồn chết người", nhưng không phải lúc nào cũng dịch như thế, mà nhiều khi phải dịch "buồn da diết". Đây là ngữ vị từ diễn tả cấp độ (cực cấp: mức độ cao nhất). Nhưng nhiều người vẫn có tâm lý, nếu dịch "buồn da diết" thì sợ bị chê là dịch sai; và vì sợ sai, nên nhiều bản dịch đã né tránh ngữ cảnh. Mà ngữ cảnh mới là quan trọng, hiểu ngữ cảnh, sự thành công của bạn dịch có thể đạt đến 70%. Vì ngữ cảnh nó bao gồm các chuỗi ngữ nghĩa (cấu trúc ngữ nghĩa), mà dịch là đối diện trực tiếp với các chuỗi ngữ nghĩa v.v... Vì thế, tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng, khi nào có đủ yêu thích thì hãy bắt đầu, bằng cách chọn cho mình một chuỗi ngữ nghĩa.

Nhà ngôn ngữ, dịch giả Cao Xuân Hạo

Tôi hơi lạ vì các bạn trẻ lại hỏi về chuyện dịch thuật, vì cái nghề này có gì hấp dẫn đâu nhỉ. Sự hấp dẫn có chăng, là ở cái quyền làm người trung gian, tự chọn lựa cái hay (thậm chí cái dở) để giới thiệu. Còn cái nghề này, muốn làm tốt thì tất nhiên cần phải học nghiêm túc, giáo trình trên thế giới thì không thiếu, cái thiếu là các bạn không có đủ say mê để học, không có chỗ để học, ngay trong giờ học ngoại ngữ thì người dạy cũng không có đủ thời gian để chỉ ra những đặc điểm hình thái; mà không nắm được đặc điểm hình thái trong từng câu thì rất khó để bắt đầu công việc dịch. Ngoài ra dịch cũng còn một cái khó (dường như là khó nhất) là làm thế nào để tạo ra được một bản dịch uyển chuyển, hài hoà giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ gốc. Nói như dịch giả Trương Chính, muốn dịch cho hay thì phải hình dung được trong tình huống như thế, người Việt nói như thế nào.

Tại sao gọi dịch thuật là nghề xa xỉ?


Dịch thuật là nghề xa xỉ

Sinh 1956 tại Hà Nội. Năm 1974 đi CHDC Đức học kiến trúc đến 1980. Làm kiến trúc cho đến 1994, sau đó làm nhiều nghề vặt khác như quảng cáo, lái xe tải, mở quán ăn, sản xuất xúc xích... Hồi hương 2001, sống bằng nghề biên dịch và phiên dịch.
Lê Quang đã đến với độc giả qua nhiều bản dịch nổi tiếng như Người đọc (Bernhard Schlink),Tình ơi là tình (Elfriede Jelinek)… Quan điểm hành nghề của anh khá gọn: “Chính độc giả là người quyết định tôi có tiếp tục theo đuổi nghiệp này hay không”.
Được biết anh đang dịch Tôi là ai, và nếu vậy, thì bao nhiêu? của một triết gia đương đại. Tại sao lại có sự thay đổi “khẩu vị” dịch thuật như vậy?
Tôi làm điều này cùng một đồng nghiệp, cuốn Who Am I? And If So, How Many? của Richard David Precht, một triết gia trẻ. Hiếm khi – hay đúng ra là chưa bao giờ – tôi được trải nghiệm cách tiếp cận vấn đề qua phương tiện triết học thông minh, đơn giản và thú vị đến vậy. Tôi tin là ai đọc xong cuốn này sẽ có cái nhìn khác hẳn về triết học và xã hội học, vốn bị coi là những mảng khô khan khó nhằn, nhất là đối với giới trẻ, hoặc nói chung, với những ai bị làm cho méo mó cái nhìn về môn triết qua những biến tướng thô lậu. Nếu không có gì thay đổi thì cuối thu này bản tiếng Việt sẽ hoàn thành.
Nghề kiến trúc nghe có vẻ “giàu sang” hơn cái nghề dịch thuật. Tại sao anh quyết định làm công việc nặng nhọc này?
Tôi không chọn việc, mà bụng đói đầu gối phải bò. Từ khi về nước tôi nhảy ra công trường xây dựng, làm phiên dịch, viết báo, hướng dẫn du lịch… để kiếm sống. Một ngày đẹp trời tôi được mời dịch thử cuốn The Reader (Người đọc) của Bernhard Schlink và nhận ra rằng nên bắt đầu ngay công việc mà tôi định dành cho lúc “về hưu rỗi rãi”: dịch thuật. Đây là một công việc xa xỉ: người ta có thể phân chia thời gian theo ý thích, có quyền chỉ làm những gì mình muốn – nghĩa là có thể vứt vào xó rồi tháng sau quay lại, có thể từ chối nếu không thấy thích rồi lựa quyển khác... Liệu có mấy nghề được phép chọn việc như thế? Tôi vốn thích đọc sách, nay được ung dung ngồi nhà đọc, lại còn được trả tiền nữa thì còn gì bằng!
Anh nghĩ gì về công việc của dịch giả trong bối cảnh văn chương, văn hoá, chính trị và đời sống hiện nay?
Tôi gặp rất nhiều dịch giả bi quan vì 1.000 lý do khác nhau. Bỏ qua đề tài muôn thuở tên là thù lao – nói cho cùng, thì không ai dí súng vào đầu bắt tôi dịch cả, còn nếu tôi chấp nhận món tiền công đó thì đừng kêu ca nữa! Tôi chỉ e ngại một điều: kho tàng tri thức của nhân loại cực kỳ đồ sộ và sách vở là một trong những con đường ngắn để tiếp cận nó, nhưng có vẻ thị hiếu người đọc đang chịu ảnh hưởng của cuộc sống xô bồ và ngày càng nặng về ganh đua vật chất. Dĩ nhiên không ai cấm bạn chọn năm ly bia thay vì một cuốn tiểu thuyết hay sách chuyên môn, nhưng nếu rất rất… rất nhiều người sẵn sàng nhậu liên miên mỗi ngày hai bữa nhưng cả năm không mua cuốn sách nào thì đáng lo. Một vấn đề nữa là sự lạm dụng của nhiều khái niệm cao su trong kiểm duyệt. Nó khiến không ít người trở nên ngoan ngoãn tự kiểm duyệt mình trước cho “phải đạo”. Làm việc trong không khí ấy thì mất hết hứng sáng tạo!
Theo dichthuatmekong.com
Tag: Dich thuat , dichthuatlagi , dich thuat la gi , dịch thuật , dịch thuật